Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2008

Người Hà Nội và... văn hoá chửi

Chân thành xin lỗi những người Hà Nội lịch thiệp! Sống ở thủ đô 10 năm, tôi chứng kiến nhiều sự đổi thay của thành phố này. Khu Dịch Vọng vốn cây hoang dại - nơi trú ngụ của đám cave già - nay đã mọc lên làng quốc tế hoành tráng. Khu Mỹ Đình, Khu Cổ Nhuế, khu Kim Giang... nay đã hoàn toàn khác xa năm 1997.

Sự đổi thay đó ai cũng có thể nhìn thấy. Tôi không muốn bàn nhiều mà chỉ xin nói một vấn đề hết sức là nhạy cảm: VĂN HOÁ CHỬI CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH. Tôi hoàn toàn không có ý châm chọc, hạ bệ hay đưa ra bất kỳ một kết luận nào mà chỉ nêu lên một vài chuyện để các blogger tự đánh giá.

**** Chuyện thứ nhất

Hồi còn là sinh viên, chúng tôi thuê nhà ở khu Dịch Vọng. Căn nhà tồi tàn, huơ hoác. Phía sau là một cửa sổ lớn hướng sang nhà hàng xóm nhưng không có chắn song.

Tối tối, mấy thằng sinh viên lười biếng cứ tiện là ghé người ra phía sau tha hồ "tờ e huyền" sang nhà hàng xóm. Buổi trưa thì chơi tá lả. Mà đã chơi thì phải sát phạt, hò hét. Điều đó khiến cho người hàng xóm khó ngủ + khó chịu.

Một buổi trưa, bả (bà ấy - theo cách gọi của người nam bộ) rình và bắt quả tang "thằng bé con" anh bạn tôi đang "xả nước". Thế là một bài "trường ca" bắt đầu:

Tôi không thuộc nhưng đại khái : Bà bắt được quả tang nhá. Tiên sư chúng mày, toàn những thằng có học mà ngu như... Chúng mày làm cho gà nhà bà ngửi thấy mùi khai mà không đẻ được. Chúng mày không cho bà ngủ ngáy gì cả. Ai dạy chúng mày...

Chúng mày là đồ mất dạy!

Bà dí... vào chúng mày...

"Hát" một lúc, người phụ nữ này bắt đầu thở hổn hển và ngưng lại ... nghỉ. Anh bạn tôi lên tiếng:

- Mấy thằng mày mất dạy. Tao đã bảo rồi, đừng có đái sang nhà hàng xóm. Tao mà là bà ấy. Tao còn chửi tiếp.

Bà già lại càng điên tiết:

- Tiến sư mày trêu bà. Chính mày là thằng hay đái bậy nhất. Mà cũng là thằng to mồm nhất giờ mày lại giở giọng đạo đức với bà. Mày muốn trêu ngươi bà chắc.

Điệp khúc cũ lại rền vang. Được một lúc, bà già lại nghỉ.

Lúc này, tôi lên tiếng:

- Bà ơi. Bà không chửi nữa à. Bà chửi thế bọn cháu thấy cũng đáng.

- Tổ sư chúng mày. Sinh viên gì chúng mày. Học cái ... gì mà xử sự ngu như...

Việc chửi bới tỏ ra nặng nhọc. Bà già ngồi bệt xuống đất và thở hổn hển. Một thằng bạn khác của tôi nói:

- Bà ơi. Bà chửi nữa đi. Chúng cháu đang muốn nghe!

- Tổ sư chúng mày. Bà chửi chúng mày có mà chửi cả ngày à. Chỉ tổ mệt xác bà thôi. Chúng mày cũng như con cháu bà. Bà bực lên bà nói thế thôi. Lần sau đừng làm thế nữa nghe các con...

Sự thay đổi thái độ của bà làm chúng tôi bật cười là cùng nhau lên tiếng xin lỗi. Từ đó, bà chẳng bao giờ trách móc chúng tôi nữa. Chúng tôi cũng vì thế mà phải "siêng năng" và kiệm lời hơn.

*** Chuyện thứ hai:

Sau khi đi làm, có tí tiền là lại đú đởn đi sắm đồ. Xưa nay chỉ nghe nói dân chợ Vinh (Nghệ An - quê tôi) hay nói thách và chửi khách mua hàng. Ai dè, chợ Cầu Mới (Ngã Tư Sở còn "kinh khủng khiếp hơn"). Số là hôm ấy tôi định mua cái tai nghe nhạc. Chị bán hàng trạc tuổi U40 đon đả:

- Em ơi, mua gì vào đây với chị nào. Chị bán rẻ cho. Hàng cao cấp đấy. Chứ không phải hàng nhái đâu. Chị bảo hành luôn chất lượng và giá cho em.

Nghe bùi tai, tôi bước vào quầy. Sau một hồi dở hết cái nọ, cái kia ra nghe nhưng không tìm được cái vừa ý, hơn nữa bị "hét" giá cao quá nên tôi xin lỗi và bước đi...

Chị bán hàng trề môi: Thằng mất dạy này. Mới sáng ra chưa ai mở hàng mày đã bới "hàng" tao lên rồi không mua. Mày không có tiền thì nói mẹ nó đi. Đ. mẹ mày. Nhìn thì không đến nỗi nào nhưng lại "ám" bà. Bà dí... vào cái mặt mày (hê hê, nếu dí được đã ... khoái). Bà đốt vía này. Vía lành...

Tôi rảo cẳng thật nhanh chuồn ra khỏi khu vực này vì quá nhiều âm thanh của các "đồng nghiệp" của chị ta và nhiều cặp mắt hiếu kỳ của khách hàng khác.

Ôi la la. Toát cả mồ hôi hột.

**** Chuyện thứ 3

Tôi cùng một anh bạn lang thang ở khu Nghĩa Tân. Ông bạn tôi có chiếc máy ảnh Nikkon gì đó nên hai anh em rủ nhau đi tập toẹ chụp ảnh. Nhìn thấy một đống nilon lù lù trước một góc nhà, anh bạn tôi giơ máy bấm "xoẹt" một cái. Đèn "phờ lát" loé lên. Ngay tức khắc, một ông già xuất hiện với vẻ mặt khó chịu:

- Chúng mày chụp cái đ. gì hả. Mày có biết nhà này là nhà của ai không? ĐỊnh đăng báo hả. Bố mày đập mẹ nó máy ảnh này. Mày đi vào đây ... (ông già túm áo ông bạn tôi kéo vào nhà).

Dân tình bắt đầu vây đông. Người chỉ trích, kẻ ủng hộ người đàn ông nóng tính này. Ai đó điện cho công an phường, ngay tức khắc, họ xuất hiện và mời tất cả chúng tôi về đồn.

Lấy lời khai. Ghi biên bản. Chờ. Và chờ. Tôi khát nước, định chạy ra ngoài mua chai khoáng nhưng một cán bộ ngăn lại và bảo: "Thằng kia, mày định trốn đi đâu". Tôi tiu nghỉu quay lại ngồi... xem Tivi. Hôm ấy, sao chương trình TV tẻ nhạt thế không biết.

Một cán bộ khác quay sang bảo: Chúng mày là nhà báo à. Thích oách chứ gì. Muốn chụp gì thì cũng phải ... báo cáo chính quyền địa phương chứ.

Tôi bực mình nhưng không nói gì.

Người cán bộ không buông tha:

Ngựa non háu đá. Cứ thích oách cho lắm vào.

Tôi cười nhạt: Dạ, em thường thôi. Nếu thích oách thì em đã đi học làm cảnh sát.

Anh ta im lặng.

Một lúc sau, ông già lại xuất hiện và định "vồ" lấy chúng tôi. Ông ta nói: Đ.mẹ chúng mày. Chúng mày có biết là có luật bản quyền không. Chúng mày có biết là chụp ảnh phải xin phép không? Lúc nãy mà bố mày giật được máy ảnhthì bố mày đập tan rồi.

Rồi chúng tôi cũng được về sau khi bị giữ từ hơn 3giờ chiều đến tận hơn 9 giờ tối. Bụng đói meo. Nhưng cả hai đều thở phào nhẹ nhõm. Thêm một bài học nhớ đời!

Sau này mới biết, ông già ấy là một giáo viên của một trường đại học gần đó đã nghỉ hưu. Ông ta đang mở cơ sở sản xuất nhựa phế phẩm gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thế mới biết, người có học vấn không phải không biết chửi!

*** Vài suy nghĩ

Tôi cố cắt nghĩa "CHỬI" là gì?

Từ điển tiếng Việt ghi: (Chửi là): Dùng lời thô tục mà mắng người nào: Bà cụ lắm điều, suốt buổi chửi con gái 2. Nói hai thứ mâu thuẫn nhau; không hợp với nhau: Hai màu này chửi nhau.

Rồi một lần nghe thầy giáo dạy môn cơ sở văn hoá giải thích: Chửi là một nét văn hoá. Nó gắn với con người. Thể hiện tâm trạng bực bội muốn "xả" ra ngoài.

Nhiều khi người ta chửi vì yêu quý nhau:

Tiên sư thằng chó, mày đi đâu mà mất mặt thế hả. Vào nhà làm cút rượu đi, anh em đang chờ.

Người ta chửi vì ghét nhau:

Thằng khốn nạn. Mày lừa bà. Mày lúc nào cũng nói lời tử tế. Mày chỉ thích rủ bà vào nhà nghỉ. Bà đã hiến thân cho mày. Bây giờ mày đi với con khác... Tầm bà chỉ có thế thôi. Mày ... mày (đây là một đoạn tôi chép lại lời của một cô gái vừa nói chuyện qua điện thoại vừa khóc ở Hồ Tây).

v.v...

Còn đây là một số đoạn mà tôi sưu tầm được:

"Tiên sư đư’a nào bắt mất con gà nhà bà, gà ở nhà bà con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con hâu. Bà … bà…bà… U cho con xin chén trà để con chửi tiếp….. bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu…
Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.
Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đô’i hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… ờ nhỉ, thôi, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp.
À, mày chơi toán học với bà à…U cho con xin thêm chén nước ạ ..Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán lý, không chửi bằng toán học thì không xong với nó u a…....Vâng vâng, u rót cho con đầy đầy vào, nữa đi…để con lấy hơi chửi tiếp, con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho u xem…
Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng ? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,…mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đị. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toát, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ....thôi con ạ ….....ái chà chà…mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng mày bắt gà nhà bà mà được à ?
- Vâng vâng, em về ngay đây, anh chờ em chửi thêm cho nó một chút. Mẹ ca’i thằng …...anh ăn trộm được đâu 2 con gà à …hi hi…chờ em với nào. Chào u con về ạ ..Cho con gửi tiền u mấy chén nước chè…Thằng chồng con chẳng hiểu kiếm được 2 con gà lạc ở đâu…hihi

Hoặc là:

Chỉ vì mất một con gà

Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền

Chỉ sang tứ phía láng giềng

Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời...

Nghĩ đi nghĩ lại thì chửi không hẳn đã là xấu. Mà không chỉ có người Hà Nội mới biết chửi.

Rộng hơn, người ta chửi nhau tùm lum khắp cả nước. Chưa có một tổng kết nào, nhưng có lẽ, cả nhân loại đều biết chửi.

Ngoại trừ việc "chửi yêu" như "Thằng cún", "Con cún con", thậm chí "Thằng chó chết'... thì khi bực bội, người ta hoàn toàn có thể lôi hết các "cơ quan đoàn thể", các hành vi “tế nhị” ra để so sánh. Có thể tìm thấy điều đó trong tiếng Trung, Anh, Nga, Pháp, Hàn…

Sau đây là là lời khuyên khi bị chửi:

Các cụ có câu: Một sự nhịn bằng chín sự lành. Nhưng ở đời, đâu phải ai cũng biết nhịn. Đôi khi, nhịn là một sự "kích thích" người khác chửi thêm. Giả sử, bạn đang chửi ai đó, người ta cứ im lặng hoặc cười cợt thì bạn có nổi máu tam bành không? Điên quá đi chứ. Điên vì các lý do:

- Người ta không thèm chấp. Chẳng có ai đôi co để nói lại.

- Khi mình chửi thì sôi nổi, không có người đáp lại, tự nhiên thấy "yên ắng lạ thường" nên đành phải nói tiếp. Mà càng nói với "gỗ đá" càng thấy bực.

Thế nên mới có câu:

Ra đường sợ nhất công nông

Về nhà sợ nhất vợ không nói gì

(Chán đếch chịu được)

Vì thế, khi bị chửi, hãy im lặng. Im lặng là vàng!

* Nhìn ở góc độ văn hoá (khái niệm này hơi bị rộng), chửi đã đi vào tiềm thức, đi vào “thâm căn cố đế” của nhân loại. Nó như một “giá trị” trong vô vàn sự sáng tạo của con người. Chửi, nhìn ở một góc độ nào đó có thể so sánh với dân ca, với hát ru, với hò vè…


* Nhìn ở góc độ triết học, chửi phản ánh nhận thức của con người với thế giới xung quanh, với những “kích thích” và có thể coi nó như một phản xạ… vô điều kiện.

Tuy nhiên, có một điều khó có thể chấp nhận là việc thể hiện “văn hoá chửi” không đúng nơi đúng chỗ. Có thể nghe học sinh, sinh viên “chửi thề” ở nhiều nơi trong các trường học.

Bạn xem đoạn sau có nghe được không:

Ông anh tao, Đ. mẹ, vừa mua cái xe. Đ. mẹ. Đẹp “léo” chịu được…

Nếu người nước ngoài mới học tiếng Việt và nghĩ “Ông anh tao “đờ” mẹ” thì có… bỏ mẹ không?


* Nhìn ở góc độ “lan toả”, chửi có sức cuốn hút người khác “dã xờ man”. Khi hai người phụ nữ cãi hoặc chửi nhau (vì đánh ghen chẳng hạn), ngay lập tức có một đám đông hiếu kỳ đến xem. Ít ai trong số họ đứng ra can ngăn. Thậm chí, trong tiềm thức một số người vẫn chờ đợi người ta sẽ kéo dài cuộc chửi bới này.


* Nhìn ở góc độ “truyền thống”, chửi mang tính chất “cha truyền con nối” (thường các ông bố hay chửi tục hơn các bà mẹ). Ông bố thường hay mắng con: “Bố mày, về đây tao đánh chết” (bố đang đứng lù lù chửi con còn gì – he he). Hoặc: Bố mày, đ. mẹ mày, có về không? (Hơ hơ, đó là chuyện đương nhiên, nếu không thì làm gì có con hả bố?).


* Nhìn ở một khía cạnh rất chi là phiến diện, người Việt Nam rất kỵ bị chửi bới. Có lẽ (tôi không dám chắc), vì thế mà người ta mới “kỵ huý”, tức không đặt tên con trùng với người đã khuất, không đặt tên bạn bè… Có người giải thích, nếu đặt như vậy, khi chửi con sẽ vô tình chửi người đó! Người phương Tây không thế, quý ai, lấy tên đặt cho con mình, thậm chí đặt tên cho vật nuôi.

Theo Trọng An

Không có nhận xét nào: